Chi tiết bài viết

Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ, nhồi máu cơ tim

25/12/2021

Các loại thực phẩm siêu chế biến ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Một nghiên cứu mới cho thấy, thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và các biến cố có liên quan tới những bệnh lý này.

Để được gọi là thực phẩm siêu chế biến (Ultra processed foods - UPF) thì loại thực phẩm đó phải chứa tối thiểu 5 thành phần hoặc nhiều hơn. Đây thường là những thành phần được sản xuất công nghiệp và có giá thành rẻ.

Hiện nay, các loại thực phẩm siêu chế biến ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành vấn đề đáng lo ngại. Theo ước tính, có đến 60% chế độ ăn của người Mỹ là các loại thực phẩm siêu chế biến.

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra các cảnh báo để hạn chế việc sử dụng thực phẩm siêu chế biến. Đồng thời họ cũng mô tả các mối nguy hại mà những thực phẩm này có thể gây nên cho sức khỏe. Một số nghiên cứu trong quá khứ đã cho thấy, thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.

Mới đây, Tạp chí Tim mạch Châu Âu (ESC) đã đăng tải một nghiên cứu mới về chủ đề này. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Cục Dịch tễ và Dự phòng thuộc Viện Thần kinh I.R.C.C.S ở Pozzilli, nước Ý.

Theo đó, sử dụng thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ tái phát và tỷ lệ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim ở những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu - Tiến sĩ Marialaura Bonaccio cho biết, những người ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có nguy cơ tái phát đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao hơn 2/3 lần so với những người ít sử dụng. Kết cục của họ khi bị tái phát các tình trạng này thường là tử vong. Cùng với đó, thực phẩm siêu chế biến cũng khiến nguy cơ chết do mọi nguyên nhân cũng có thể tăng lên đến 40%.

1. Sơ lược về thực phẩm siêu chế biến

Tiến sĩ Bonaccio giải thích rằng, định nghĩa thực phẩm siêu chế biến không liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng của nó. Điều quan trọng cần được chú ý là quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm. Nói cách khác, kể cả khi một loại thực phẩm chứa đầy đủ dinh dưỡng thì nó vẫn có thể là thực phẩm siêu chế biến.

Còn theo Chuyên gia dinh dưỡng tim mạch - Michelle Routhenstein, bà thấy rằng nhiều người đã quá quan tâm đến hàm lượng calo có chứa trong thực phẩm. Họ dễ dàng bỏ qua yếu tố chế biến nếu các thông tin dinh dưỡng trên nhãn mác thỏa mãn những điều họ đang đánh giá.

Vì vậy bà cho rằng, điều đầu tiên là phải hướng sự chú ý của người dùng đến việc đọc danh sách các thành phần thực tế của thực phẩm. Lúc này, hiểu biết về thang phân loại NOVA có thể giúp ích khi nhìn vào bao bì của thực phẩm.

Hệ thống thang phân loại NOVA dành cho các loại thực phẩm bao gồm 4 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Là những thực phẩm chưa chế biến hoặc chỉ chế biến tối thiểu bằng nấu chín hoặc thanh trùng.

- Nhóm 2: Là các nguyên liệu dùng để nấu ăn có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc các sản phẩm từ nhóm 1. Có thể kể đến như dầu oliu, muối, siro cây phong, và các sản phẩm chế biến thực phẩm nhóm 1,...

- Nhóm 3: Là các thực phẩm được chế biến từ những nguyên liệu từ nhóm 1 hoặc nhóm 2, chẳng hạn như bánh mỳ hoặc pho mát,...

- Nhóm 4: Là các sản phẩm đồ uống và thực phẩm siêu chế biến, có các đặc trưng bao gồm ngon miệng, giá thành rẻ và dễ chế biến. Những thực phẩm này chứa nhiều muối, chất béo, hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản và ngũ cốc tinh chế. Trong khi đó lại không có hoặc chứa rất ít các thành phần thuộc nhóm

Theo Open Food Facts, những đại diện tiêu biểu của nhóm 4 bao gồm nước ngọt, đồ ăn vặt đóng gói, các loại thịt tái tạo, hoặc các thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn,...

Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 2.

Các loại thực phẩm siêu chế biến rất đa dạng, ngon miệng, tiện lợi và có giá thành rẻ - Ảnh: Internet

2. Mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến và sức khỏe tim mạch

Theo Tiến sĩ Bonaccio, thành phần dinh dưỡng nghèo nàn của các thực phẩm siêu chế biến chỉ khiến nguy cơ tử vong tăng lên một phần nhỏ. Vì thế, các yếu tố phi dinh dưỡng của chúng có thể mới chính là những yếu tố chịu trách nhiệm chủ yếu cho các tác động bất lợi đối với sức khỏe.

Bà đưa ra ví dụ, các thực phẩm siêu chế biến thường được đóng gói trong các nguyên liệu có chứa phthalates và bisphenol. Đây là những hóa chất tổng hợp đa năng được sử dụng để tăng tính dẻo và độ bền của nhựa.

Ngoài ra, các hợp chất tân tạo và chất phụ gia thực phẩm trong thực phẩm siêu chế biến cũng có nhiều tác dụng phụ với sức khỏe. Điều này đã được chứng minh trong các thực nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học.

Vì vậy bà cho rằng, mặc dù dường như thực phẩm phẩm siêu chế biến không gây ảnh hưởng cụ thể lên tim mạch. Nhưng trên thực tế, chúng lại thúc đẩy những sự cố thứ phát ở những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

3. Nên chọn lựa chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tiến sĩ Licia Iacoviello đến từ Neuromed I.R.C.C.S cho biết, đã đến lúc mà giá trị dinh dưỡng không còn là cơ sở duy nhất để phân biệt thực phẩm lành mạnh với thực phẩm không lành mạnh.

Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ, nhồi máu cơ tim - Ảnh 3.

Thành phần dinh dưỡng không phải còn là yếu tố duy nhất cần được quan tâm khi lựa chọn thực phẩm - Ảnh: Internet

Bà đưa ra ví dụ, một người mặc dù thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải nhưng không đề cập bất cứ điều gì về cách các thực phẩm được chế biến. Cần nhớ rằng, rau tươi sẽ khác biệt với rau đã được tẩm ướp gia vị và chế biến sẵn, và cũng tương tự như vậy đối với các loại thực phẩm khác.

Vì vậy, thực phẩm được chế biến như thế nào đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tư vấn về chế độ dinh dưỡng đúng đắn.

Một cách đơn giản để lựa chọn thực phẩm lành mạnh chính là hãy quan sát bao bì của chúng. Nếu số lượng thành phần mà loại thực phẩm đó chứa nhiều hơn 5 loại, rất có thể đây chính là một loại thực phẩm siêu chế biến.

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: