-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phát hiện khối u ác tính sau nhiều năm vệ sinh tai sai cách, chuyên gia cảnh báo từ bỏ ngay sai lầm này
14/12/2021
Lấy ráy tai, ngoáy tai là thú vui khiến nhiều người "nghiện". Tuy nhiên, họ đã bỏ qua những cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe nếu cứ lặp lại thường xuyên.
Sự kiện: Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
Vừa qua, các bác sĩ ở phòng khám khoa Tai mũi họng Bệnh viện Số 6 Vũ Hán, Trung Quốc cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân bị khối u ác tính trong ống tai. Bác sĩ cảnh báo thói quen ngoáy tai quá đà có thể kích hoạt tế bào ung thư.
Dùng móng tay ngoáy tai vô tình đưa vi khuẩn gây bệnh vào sâu trong ống tai. Ảnh minh họa
Điều tra bệnh sử, bệnh nhân 63 tuổi cho biết luôn thích ngoáy tai không chỉ bằng bông mà bà còn thường xuyên dùng móng tay. Khoảng năm 2019, trong một lần ngoáy tai, bà phát hiện có gì đó trong tai. Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong tai của bà có u nang lành tính, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u trong ống tai.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bà có cảm giác ù tai, đôi khi cảm giác như bị điện giật nhưng không đau. Sau khi tái khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bà bị ung thư biểu mô nang tuyến Adenoid của kênh thính giác bên ngoài. Các bác sĩ cho biết, đây là một loại khối u ác tính trong khối u ống thính giác bên ngoài.
Bác sĩ nhắc nhở rằng, chất cerumen do ống thính giác bên ngoài tiết ra, thường được gọi là "ráy tai", có tác dụng bảo vệ da và màng nhĩ của ống thính giác ngoài, rất dễ bị chọc thủng hoặc làm xước ống tai và gây nhiễm trùng khi mọi người dùng ngón tay, cây ngoáy tai hoặc thậm chí các dụng cụ sắc nhọn. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư.
Trong trường hợp này, việc thường xuyên đưa ngón tay vào tai là thói quen tai hại. Thông thường, trong móng tay của bạn có rất nhiều vi khuẩn siêu nhỏ có thể gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn hơn với những người cao tuổi, người bị tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn.
Rủi ro thường gặp khi ngoáy tai thường xuyên
Ống tai có khả năng tự làm sạch nên không dùng bất kỳ dụng cụ nào để lấy ráy tai. Ảnh minh họa
Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai – đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn.
Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai.
Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ cực nguy hiểm.
Lời khuyên giúp vệ sinh tai đúng cách
Ráy tai là một chất tự nhiên mà cơ thể bạn tạo ra có lợi cho chính bản thân bạn. Nó có tính axit nhẹ, giúp chống lại vi khuẩn và nấm trong tai. Do ráy tai hơi nhờn, tạo ra một rào cản chống thấm nước cho da ống tai. Do đó, bạn thường không cần phải làm sạch ráy tai vì có một hệ thống làm sạch tự nhiên trong ống tai giúp quét ráy tai ra ngoài giống như một băng chuyền.
Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5 - 10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai. Không ngoáy tai, sau một tuần vẫn thấy ngứa.
Trường hợp khi tắm, khi bơi, nếu nước vô tình vào tai gây cảm giác khó chịu, ù tai thì nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi tai nhiều.
Quy tắc thường được các bác sỹ khuyên các bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho tai đó là: không đưa vật gì nhỏ vào trong tai. Nói cách khác, không nên đưa những vật sắc nhọn, tăm bông hoặc bất kỳ vật gì có khả năng làm tổn thương màng nhĩ và tổn thương thính lực vĩnh viễn vào trong tai.
Trong một số tình huống, tai tạo ra quá nhiều ráy tai đọng thành một nút, cản trở chức năng dẫn truyền âm thanh, lúc ấy bạn cần đến bác sĩ tai mũi họng để làm sạch.