Chi tiết bài viết

Hành lá có công dụng gì? Cách chọn hành lá tươi ngon

15/02/2022

Hành lá là loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn, chọn hành lá tươi ngon dưới đây sẽ giúp món ăn của bạn thêm hoàn hảo. Ngoài ra, hành lá còn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu những công dụng đó nhé!
 

Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành ta, hành xanh là loại cây gia vị sống lâu năm, gốc lá phình to, phần đầu thuôn nhọn.

Loại hành này khi nấu chín củ trở nên mềm, có vị cay ngọt, mùi thơm đặc biệt ngoài ra hành lá còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa tim mạch, chống ung thư, giúp xương chắc khỏe,...

1Hành lá là gì?

Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành hương, hành ta, hành xanh là loại cây gia vị sống lâu năm, thân trắng, ruột rỗng, phần đầu thuôn nhọn, gốc lá phình to nhưng không phát triển bằng hành tím.

Hành lá là gì?

Hành lá thường được nấu chín hoặc ăn sống như một loại rau, vì hành có vị cay ngọt, tính ấm, hương vị thơm dịu nhẹ hơn so với các loại hành khác. Đặc biệt, hành lá còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2Có bao nhiêu loại hành lá?

Hành hoa

Hành hoa

Hành hoa (tên gọi khoa học là Allium fistulosum) còn gọi là hành ta, hành hương, hành xanh. Từ tên gọi của nó ta có thể hình dung loại hành này ra hoa màu trắng xanh và mọc thành bụi.

Ngoài việc được dùng như một loại rau hoặc gia vị trong nấu nướng, thì hành hoa còn được trồng như một loại cây cảnh. Bên cạnh đó, hành hoa còn được xem là một phần không thể thiếu trong ẩm thực truyền thống của Nhật bản.

Hành tây

Hành tây

Là loại cây có nguồn gốc từ Trung Á, hành tây phù hợp với khí hậu ôn đới (tên khoa học Allium cepa). Nếu hành ta có thể dùng cả lá và phần củ, thì hành tây dùng phần củ là chủ yếu.

Hành tây có mùi cay nồng và thường được làm gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon. Ngoài ra, hành tây có nhiều công dụng như: chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa quá trình lão hóa,...

Hành tây còn có họ hàng với hành tím - Loại hành thường được phơi hay sấy để làm hành khô.

Hành tăm

Hành tăm

Hành tăm còn được gọi là hành trắng, hành tăm, củ nén, nén (tên khoa học là Allium schoenoprasum). Đúng với tên gọi, hành tăm có kích thước nhỏ hơn hành hoa, thân trắng chỉ to bằng ngón út, hình trụ rỗng.

Được sử dụng như một loại gia vị cho món ăn, hành tăm còn được biết đến như một vị thuốc trong Đông Y. Ngoài ra hành tăm được trồng dùng để kiểm soát sâu bệnh cho cây trồng.

Củ kiệu

Củ kiệu

Củ kiệu là một loại gia vị rất quen thuộc đối với người Việt Nam (tên gọi khoa học Allium chinense). Mặc dù vậy, kiệu đã được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới.

Củ kiệu thường được dùng làm kiệu ngâm, muối dưa chua, ăn với thịt mỡ, làm gỏi. Ngoài ra, củ kiệu có tính ấm, giúp làm ấm bụng, lợi tiểu, bồi bổ khí huyết và điều hòa nội tạng.

Tỏi tây

hành baro

Tỏi tây (tên khoa học Allium ampeloprasum) còn gọi là hành baro, là một loại cây thảo mộc lá dẹp, lá và củ đều có thể ăn được. Theo bằng chứng khảo cổ cho biết, hành ba rô đã được người dân Ai Cập cổ đại dùng để làm thức ăn.

Liệu bạn có thắc mắcHành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn?

3Hành lá có công dụng gì?

Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch

Hành lá chứa chất chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương DNA và các tế bào.

Vitamin C và các hợp chất lưu huỳnh trong hành lá giúp giảm cholesterol và huyết áp, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các nguy cơ bệnh về tim.

Giữ mắt khoẻ mạnh

Trong hành lá có chứa Vitamin A và Carotenoid, là 2 chất đóng vai trò duy trì và giúp cho mắt khỏe mạnh hơn.

Thêm hành lá vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp đôi mắt giảm tình trạng bị mỏi, viêm, các bệnh về mắt và chống thoái hóa điểm vàng, cản trở việc giảm thị lực theo tuổi tác.

Giải và ngăn ngừa cảm lạnh

Hành lá được xem là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vì hành lá có tính ấm, nên được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, giải cảm hữu hiệu. Vị cay của hành lá khi được nấu chín hoặc ăn nóng có tác dụng gây tiết mồ hôi, là phương pháp giải độc hiệu quả.

Chống bệnh tiểu đường

Hành tây chống bệnh tiểu đường

Trong hành lá chứa nhiều Allylpropy disulfide có tác dụng hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể.

Mặt khác, hành cũng rất giàu Crom, chất giúp các tế bào tương thích với Insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, Crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.

Giúp lợi tiểu và lọc máu

Hành lá giúp giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút, bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu.

Người bệnh có thể lấy một nắm hành và củ nghệ bỏ vào một bát nước sau đó đun cạn còn nửa bát, uống lúc còn hơi nóng, ngày uống 2 lần. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Chống nhiễm khuẩn

Hành tây chống nhiễm khuẩn

Có thể dùng hành lá để tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm và cả những vi khuẩn như E.coli và Salmonella. Ngoài ra, hành lá còn chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Tuy hành lá có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng phải biết sử dụng sao cho đúng cách. Bởi vì có những thực phẩm nên và không nên dùng chung với hành lá. Do đó ta cần phải biết những thực phẩm đó là gì để dùng hành lá sao cho đúng!

Chống loãng xương

Trong hành lá chứa nhiều Vitamin K và Vitamin C (12mg hành lá có chứa 20 microgram Vitamin K và 1,6 mg Vitamin C), mà những loại Vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.

Hành tây chống loãng xương

Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Tăng cường miễn dịch

Hành lá chứa nhiều Allicin có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da. Ngoài ra, với mùi hăng của hành nó sẽ làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi.

Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi cảm lạnh và cúm rất tốt. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.

Ngăn ngừa ung thư

Do có nhiều chất Flavonoid (Vitamin P), hành lá xanh cũng chứa một hợp chất được gọi là Allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và do đó giúp ngăn ngừa và chống lại ung thư.

Hành tây ngăn ngừa ung thư

Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ăn hành giảm được

  • 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng
  • 88% nguy cơ ung thư thực quản
  • 83% nguy cơ ung thư thanh quản
  • 25% nguy cơ ung thư vú
  • 73% nguy cơ ung thư buồng trứng
  • 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
  • 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với người không ăn hoặc ăn rất ít hành.

Ngoài những công dụng tuyệt vời ở trên hành lá còn có một số công dụng như:

>> Xem thêm: Hành tây và những điều bạn có thể chưa biết

  • Trị táo bón đầy hơi
  • Cầm máu
  • Trị chứng máu khó đông
  • Chữa đau bụng
  • Lạnh chân tay
  • Trị rụng tóc

Hành lá có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe do vậy việc bổ sung hành lá vào bữa ăn hằng ngày là rất quan trọng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có kinh sớm, kinh nguyệt nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, không được dùng hành cùng mật ong và không được dùng ở người huyết áp cao.

4Cách chọn hành lá tươi ngon

Bạn có thể chọn mua hành lá tươi ở các chợ, cửa hàng thực phẩm, hay các siêu thị tại khu vực sống. Ngoài ra, tại BMSMILEFOOD, bạn cũng có thể tìm mua các loại hành, tỏi, rau nêm xanh tươi để áp dụng vào các món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho gia đình.

Tuy vậy, trước tiên bạn phải biết cách chọn hành lá sao cho tươi để mua nhé. Bạn có thể tham khảo gợi ý như sau:

Phần cọng lá tươi xanh tới tận ngọn

Phần cọng lá tươi xanh tới tận ngọn

Vốn bản chất của hành lá có thân màu xanh đậm, vì vậy nếu hành còn tươi thì lá sẽ xanh tươi từ gốc đến tận ngọn trừ phần củ có màu trắng.

Nếu như khi mua hành bạn thấy lá có hiện tượng bị vàng, úa thì có nghĩa là hành đã cũ thậm chí có khi hư không ăn được nữa. Như vậy khi bạn mua về nấu thì hương vị cũng như mùi thơm của của hành sẽ giảm đi không còn được thơm ngon nữa.

Chọn củ đầy đặn không sứt sát

Chọn củ đầy đặn không sứt sát

Trong hành lá vốn rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn dinh dưỡng thiên nhiên tiềm năng cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

Tuy nhiên nếu chẳng may bạn chọn mua phải hành lá đã không còn được tươi ngon hay củ hành khi nhổ lên bị sứt sát thì điều này đã vô tình làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong hành lá. Vì vậy khi chọn mua hành lá bạn nhất định đừng chọn những củ không còn đầy đặn hay bị sứt sát nhé.

Củ hành trắng

Củ hành trắng

Hành lá nếu còn tươi ngon thì không chỉ lá có màu xanh đậm và củ của nó màu trắng tinh, nhìn rất ngon và bắt mắt.

Tuy nhiên nếu khi bạn mua mà thấy củ hành ngả màu vàng hay bị thối, thì có thể hành đó đã để qua ngày hoặc có khi là qua vài ngày như vậy khi mua về ăn chất dinh dưỡng trong hành đã không còn được đảm bảo nữa làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn của bạn.

Chọn hành còn rễ

Chọn hành còn rễ

Thông thường khi nhổ hành lá người ta sẽ nhổ cả rễ, sau đó rửa sạch rồi mới đem bán. Nếu như bạn chọn mua hành lá mà thấy rễ trắng, tươi thì có nghĩa là hành đó mới nhổ, còn nếu rễ đã ngả vàng hay bị thối rụng thì hành đã cũ.

Nếu xem đến đây rồi mà bạn vẫn cảm thấy không dễ để lựa chọn hành lá sạch và tươi ngon mà vẫn đảm bảo lợi ích cho sức khỏe, thì bạn hãy thử cách trồng vài chục cây hành lá ăn cả năm chỉ nhờ 1 chiếc giỏ cũ bỏ đi xem như thế nào nhé!

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chọn mua được hành lá tươi ngon giúp đảm bảo được hương vị món ăn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm hành lá, hành tây, hành tím, tỏi: Loại củ nào bổ dưỡng hơn? để bổ sung thêm kiến thức nhé!

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: