Chi tiết bài viết

Cảnh báo bánh kẹo giả, kém chất lượng 'tấn công' thị trường tết

25/12/2021

Muôn nẻo đường đi của bánh kẹo giả, nhái

Ngày 5/1, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội) tiến hành kiểm tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến nông sản Minh Quang, có trụ sở tại đội 4, xã Cát Quế (Hoài Đức) phát hiện công ty này đang "gia hạn sử dụng" bằng máy dập date 3 tấn bánh quy yến mạch hiệu "Torku" do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, hết hạn sử dụng từ tháng 2/2020.

Thủ đoạn của Công ty Minh Quang là lột bỏ vỏ hộp hết hạn, chuyển sang bao bì mới với hạn sử dụng dài hơn được in lại từ máy dập date có sẵn.

Trước đó, kiểm tra kho hàng và xưởng sản xuất bánh kẹo của Công ty TNHH Hàng tiêu dùng Thái Lan (xã La Phù, huyện Hoài Đức), Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội phát hiện, thu giữ 4.000 hộp bánh kẹo nhái các thương hiệu lớn (như Damisa nhái theo Danisa, Cozy nhái theo Cosy). Cơ sở này chưa được cấp phép sản xuất thực phẩm và thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu làm giả công bố chất lượng sản phẩm.

Số lượng lớn bánh kẹo gắn tem giả bị cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ. 

Gần đây nhất, ngày 26/01/2021, trên quốc lộ 18A thuộc địa phận phường Hải Yên (Móng Cái), Đội Quản lý Thị trường số 4 phối hợp với Đội Tuần tra, kiểm soát giao thông số 3 (Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt - Công an Quảng Ninh) phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 14B-022.59 do ông Lê Văn Dũng - lái xe (trú tại Chí Linh, Hải Dương) có hành vi vận chuyển 300 kg bánh kẹo không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ chứng minh xuất xứ, bao gồm 06 thùng bánh Socola (100kg), 11 thùng bánh Chocolat (150kg), 11 thùng kẹo Aimai (30kg), 04 thùng kẹo Tsisp (20kg). Đây đều là những loại bánh kẹo có dấu hiệu làm giả, làm nhái đang được đưa về Móng Cái tiêu thụ.

Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc điển hình cho thấy nạn sản xuất, tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo chưa bao giờ hết nóng, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán. 

Thủ đoạn tinh vi

Hiện nay, theo ghi nhận của phóng viên, thị trường kinh doanh bánh kẹo ngoại rất phong phú với đa dạng chủng loại, xuất xứ. Thế nhưng có một thực trạng đang tồn tại, mỗi khi thị trường có loại bánh, kẹo mới cũng đồng nghĩa xuất hiện loại hàng nhái có mẫu mã, kích thước tương tự.

Cơ quan chức năng cho hay, những hộp bánh, kẹo được làm giả, nhái thương hiệu lớn khá tinh vi, từ màu sắc bao bì, logo đến kích thước, trọng lượng hay thành phần nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng giống đến 90% sản phẩm chính hãng. Ví dụ bánh Chocopie bị nhái thành Chocolot, bánh Danisa nhập khẩu nay lại có thêm bánh hiệu Damisa sản xuất tại Việt Nam, giá chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 hàng xịn.

Thậm chí với các sản phẩm trên, giá bán tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) mà nhiều đại lý đưa ra còn thấp hơn giá của sản phẩm chính hãng rất nhiều. Hơn nữa, ngay cả bánh kẹo xách tay cũng bị làm giả, nhờ đó mà giá cạnh tranh với chính hàng chính hãng.

 Bánh Danisa nhập khẩu nay có thêm bánh hiệu Damisa sản xuất tại Việt Nam?

Đã từ lâu, chợ đầu mối Đồng Xuân, Phố Hàng Buồm… trở thành địa chỉ quen thuộc của các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc. Tại những địa chỉ này, nhiều loại bánh kẹo, mứt quảng cáo ngoại nhập, có cả sản xuất trong nước bày bán theo kg, không rõ hạn sử dụng.

Ghi nhận ở một sạp bán bánh kẹo đầu chợ Đồng Xuân, tại đây đang bày bán rất nhiều loại mứt, tuy nhiên theo quan sát của phóng viên, các loại mứt này không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Mứt mận, ô mai, gừng… được đóng gói trong những túi nilon mà không hề ghi hạn sản xuất. Chưa kể, các loại bánh kẹo, mứt bảo quản sơ sài, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù vậy, vào dịp cận Tết, tại những quầy hàng này người mua bán vẫn khá tấp nập, chủ yếu hàng được vận chuyển đi các tỉnh ngoài, một số ít kinh doanh qua kênh online.

Trao đổi với các chủ quầy hàng, họ cho biết một số sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái lan, Trung Quốc, một số ít từ trong nước nhưng gần như đều không có nhãn mác, hạn sử dụng. 

Ghi nhận tại một địa điểm khác - thủ phủ hàng nhái La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), người mua kẻ bán cũng nhộn nhịp không kém. Bánh Custard, Chocopia bán với giá 280.000 đồng/thùng 20 hộp (khoảng 14.000 đồng/hộp), trong khi giá bán các sản phẩm chính hãng dao động khoảng 50.000 - 60.0000 đồng/hộp. Từ đó có thể thấy, giá rẻ chính là lý do duy nhất thủ phủ này có thể tồn tại nhiều năm nay, trong khi chất lượng chỉ là thứ yếu.

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: