Chi tiết bài viết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát hiện cơ sở dùng hóa chất độc hại để chế biến cá

25/12/2021

Thông qua công tác nắm tình hình, tối ngày 7/5, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến hải sản Hoàng Vương đóng tại xã Phước Hưng, huyện Long Điền và phát hiện doanh nghiệp này đang dùng hóa chất để chế biến cá.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty Hoàng Vương thừa nhận, họ vừa thực hiện xong công đoạn rửa cá bằng hóa chất hydrogen peroxide interox ST50. Nước rửa cá trộn lẫn hóa chất được công nhân đổ ra hệ thống mương thu gom nước thải. 

Kiểm tra khu vực khuôn viên của công ty Hoàng Vương, công an phát hiện thu giữ hai thùng nhựa, trong đó có một thùng chứa hóa chất Hydrogen peroxide interox ST50, thùng còn lại đã sử dụng hết nguyên liệu bên trong.

Tiếp tục kiểm tra, công an phát hiện các nhãn dán trên các thùng nhựa thể hiện đây Hydrogen peroxide interox ST50 là loại hóa chất dùng trong công nghiệp dệt, đồng thời có dòng cảnh báo với nội dung: Gây bỏng da nặng và tổn thương mắt, có hại nếu nuốt phải, độc với thủy sinh… 

Thùng chứa hóa chất hydrogen peroxide interox ST50 mà Công ty Hoàng Vương dùng để chế biến hải sản
Thùng chứa hóa chất hydrogen peroxide interox ST50 mà Công ty Hoàng Vương dùng để chế biến hải sản. (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu) 
Tờ giấy nhãn phụ của thùng hóa chất phát hiện trong kho hàng của Công ty Hoàng Vương
Tờ giấy nhãn phụ của thùng hóa chất phát hiện trong kho hàng của Công ty Hoàng Vương. (Ảnh: Quỳnh Giang)

Làm việc với cơ quan công an, cơ sở này thừa nhận, đầu năm 2021 họ mua gần nửa tấn loại hóa chất trên về để phục vụ chế biến hải sản. Đại diện doanh nghiệp này cũng thừa nhận, họ đã sử dụng loại hóa chất này để ngâm, tẩy rửa cá hơn một năm nay.

Đại diện đại diện Công ty Hoàng Vương, trình bày quy trình chế biến cá được làm như sau: Ngâm cá nguyên liệu ba ngày trong bể nước muối, sau đó vớt ra cắt đầu, bỏ nội tạng. Tiếp đó, dùng một bồn nhựa pha trộn 800 lít nước với 1,5 lít hóa chất "hydrogen peroxide interox ST50" bỏ cá sơ chế vào ngâm khoảng 30 phút, sau đó đưa cá ra phơi khô, đóng thùng đưa đi tiêu thụ.

Quá trình làm việc, doanh nghiệp cũng không cung cấp được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các hợp đồng thua gom, xử lí chất thải phát sinh từ quá trình chế biến hải sản.

Được biết, theo giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chế biến hải sản này hoạt động từ năm 2006 với loại hình sản xuất chế biến cá khô, công suất thiết kế khoảng 30 tấn sản phẩm/năm.

Hiện Cảnh sát môi trường đã niêm phòng thùng còn chất lỏng bên trong để tiếp tục điều tra.

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: