-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
3 điều bà nội trợ cần nhớ trong 'tâm bão' thực phẩm bẩn và dịch bệnh hoành hành
20/12/2021
Dịch tả lợn xảy ra khi mối lo thực phẩm bẩn luôn thường trực trong các gia đình càng khiến nhiều người hoang mang. Người nội trợ cần lưu ý gì để đảm bảo sức khỏe gia đình?
1Trang bị kiến thức đúng về dịch bệnh
Theo các chuyên gia Bộ Y tế, bệnh tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh trên heo với tỉ lệ chết lên đến 100%. Tuy nhiên, dịch bệnh này không gây bệnh trên người. Do đó, người dân không nên tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu khuẩn… Đây là những bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người khi tiếp xúc và sử dụng sản phẩm chưa được nấu chín.
Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và gia đình, các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo mọi người nên trang bị kiến thức đúng đắn về dịch bệnh và các cách phòng ngừa, tránh bị ảnh hưởng bởi tin đồn thất thiệt.
2“Bỏ túi” địa điểm thực phẩm an toàn
Việc lựa chọn một địa điểm uy tín, cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Theo đại diện của Bmsmilefood, nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một địa điểm mà các bà nội trợ an tâm “chọn mặt gửi vàng”, siêu thị cam kết thực phẩm bán tại chuỗi siêu thị Bmsmilefood luôn tươi ngon 100% do điều kiện bảo quản thực phẩm luôn ở nhiệt độ từ 0 - 4 độ C và không sử dụng khi có dấu hiệu hư hỏng. Bên cạnh đó, rau củ tại cửa hàng đều có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
3 Ăn chín, uống sôi
Người Việt có thói quen ăn đồ tái, sống: thịt bò tái, rau sống, tiết canh... Đây là những món tiềm ẩn nguy cơ sán cao, dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí còn tiềm ẩn sán trong cơ thể.
Chị Mai Hương (quận 3, TP.HCM) cho biết nhà chị khoái khẩu nhất là món rau sống cuốn bánh tráng thịt luộc. Thường gia đình chị hay ăn ở ngoài quán, thỉnh thoảng mới mua thực phẩm về tự chế biến, nhưng chưa bao giờ chị lưu ý đến việc rau có sạch không hay thịt có tươi không. Đến khi cả nhà bị ngộ độc thực phẩm do các bữa tiệc “sống”, chị mới sợ hết hồn.
Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, để phòng giun sán nói chung, cần ăn chín uống sôi, xổ giun định kỳ, bỏ thói quen ăn đồ tái sống, ăn rau không sạch, thực phẩm không an toàn.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, người dân cũng nên tự chế biến thực phẩm trong giai đoạn dịch bệnh, tránh các hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.